Đến Đà Lạt du lịch, ngoài những địa điểm tham quan văn hóa lịch sử nổi tiếng du khách có thể đến thăm Làng Gà, một trong những điểm đến thú vị mà bất kỳ du khách nào cũng ấn tượng mỗi khi có dịp ghé qua.
Làng Gà thuộc thôn Darahoa, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng cách trung tâm tp Đà Lạt khoảng 15km trên quốc lộ 20. Vào những năm 1990 một bức tượng gà trống 9 cựa khổng lồ được xây dựng với chiều cao 3,2m và nặng 8 tấn được dựng lên giữa làng, cũng từ đây du khách biết đến ngôi làng này qua cái tên triều mến là Làng Gà Dorahoa.
Bức tượng Gà tại làng Gà – Đà Lạt
Đến đây ngoài tham quan tìm hiểu về đời sống văn hóa của người bản địa, du khách còn có cơ hội nghe kể về câu chuyện tình cảm động xoay quanh một mối tình của đôi trai gái trong bản làng. Theo hủ tục của người K’Ho xưa, khi chuẩn bị kết hôn, người con gái phải mang sính lễ thách cưới sang nhà trai để bắt chồng. Chính vì gia đình nhà trai đòi hỏi phải có gà chín cựa để cưới chồng nên cô gái đã lên đường tìm kiếm con gà trong truyền thuyết, đến lúc kiệt sức cô phải bỏ mạng giữa rừng sâu và mãi không thể tìm được quà sính lễ như gia đình chàng trai đã thách cưới.
Làng Gà là một ngôi làng nhỏ nằm bên đường cao tốc Đà Lạt – Sân Bay dưới chân núi Voi hùng vĩ, làng có khoảng 300 gia đình sinh sống chủ yếu làm nghề trồng rau cải, cà phê…một số ít làm nghề dệt thổ cẩm để bán cho khách nước ngoài. Từ trung tâm thành phố Đà Lạt, du khách đi thằng đèo Prenn theo quốc lộ 20 khoảng 15km thì rẻ phải sẽ đến làng Gà, nếu còn băn khoăng về đường đi, bạn có thể dừng lại hỏi người địa phương sẽ nhận được sự chỉ đường tận tình.
Làng Gà tọa lạc dưới chân núi Voi, bên cạnh đường cao tốc Đà Lạt – Sân Bay.
Bức tượng Gà nơi đây không chỉ là biểu tượng của làng mà còn là nơi tụ hội của người dân trong buôn sau mùa thu hoạch. Vào những ngày này, nơi đây tập trung rất đông đồng bào, mọi người vui vẻ với nhau bên ché rượu cần, tiếng cồng tiếng chiêng rộn ràng cả một góc làng. Mọi người tập trung về đây múa hát để cầu cho mưa thuận gió hòa và cũng nhắc nhở nhau xóa bỏ hủ tục lạc hậu, cùng nhau xây dựng một cuộc sống mới quên đi câu chuyện đau buồn năm xưa.
Hiện nay làng Gà vẫn còn giữ được những nét đặc trưng riêng của một bản làng dân tộc thiểu số, những căn nhà sàn còn đơn sơ với vách ván, mái lợp tôn, những em nhỏ nô đùa trong sớm mai bên những luốn rau trong sớm mai như gợi lên một bức tranh đồng quê tuyệt đẹp, một bức tranh chỉ có ở xứ sở của núi rừng cao nguyên.